Hướng dẫn setup bếp công nghiệp đơn giản, chuyên nghiệp nhất 

Võ Văn Huy 30/06/2023
INOX NAM GIANG MIỀN TRUNG

Hướng dẫn setup bếp công nghiệp đơn giản, chuyên nghiệp nhất 

Đối với hệ thống bếp công nghiệp, nhà hàng, khách sạn… khu vực bếp đóng vai trò vô cùng quan trọng. Đặc biệt, đối với những cơ sở có quy mô lớn thì yêu cầu về hệ thống bếp càng trở nên khắt khe hơn. Hiểu được điều đó, bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn chi tiết cách setup bếp công nghiệp đơn giản mà chuyên nghiệp. Hy vọng sẽ giúp đơn vị của bạn trở nên chuyên nghiệp hơn.

Hệ thống bếp công nghiệp là gì?

Đây là một hệ thống được chia thành nhiều phân khúc chức năng riêng biệt khác nhau. Cụ thể là:

  • Khu vực nhận thực phẩm
  • Khu vực kho lạnh bảo quản thực phẩm
  • Khu sơ chế
  • Khu nấu nướng
  • Khu ra đồ ăn
  • Khu làm sạch

setup bếp công nghiệp

Thông thường, tùy vào từng công trình hoặc không gian bếp sẽ được chia thành các phân khu khác nhau. Khi setup bếp công nghiệp, tùy vào các khu sẽ có chức năng với các nhiệm vụ riêng biệt để tạo thành sơ đồ khép kín. Sơ đồ này bắt đầu từ khâu sơ chế thực phẩm tới khi hoàn thành món ăn.

Bếp công nghiệp cần những thiết bị gì?

Khi xây dựng khu bếp cho nhà hàng, khách sạn, bếp công nghiệp… Điều đầu tiên cần lưu ý là đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Nhưng để đảm bảo được yếu tố đó thì phải setup bếp công nghiệp với đầy đủ các thiết bị như:

Các loại bếp công nghiệp

Đây là loại thiết bị đầu tiên không thể thiếu giúp hỗ trợ đắc lực cho các đầu bếp khi chế biến món ăn. Trên thị trường hiện nay có 2 loại bếp công nghiệp phổ biến là: Bếp ga và bếp từ. Qua đó, giúp đầu bếp tiết kiệm thời gian nấu nướng. Đồng thời, chế biến ra những món ăn ngon miệng và hấp dẫn.

Chính vì vậy, bạn cần cân nhắc lựa chọn loại bếp phù hợp với nhu cầu và công suất sử dụng. Như vậy, sẽ tạo nên sự hài hòa cho không gian bếp của nhà hàng.

Các loại tủ đông, tủ mát chuyên dụng

Thiết bị bảo quản thực phẩm đóng vai trò quan trọng giúp thực phẩm lâu bị hư hỏng. Nhờ đó, các thực phẩm tươi sống như thịt, cá, hải sản, rau củ quả… được bảo quản lâu hơn. Tuy nhiên, tùy vào mục đích sử dụng của nhà hàng mà bạn có thể chọn loại tủ phù hợp.

Thiết bị tủ giữ nóng thức ăn

Thức ăn sẽ bị nguội và làm mất đi vị ngon ban đầu sau khi nấu ra một thời gian. Do đó, để đảo bảo món ăn vẫn nóng, ngon. Đồng thời, đáp ứng được lượng khách đông vào giờ cao điểm thì tủ hâm nóng thức ăn là giải pháp hàng đầu. Vì vậy, khi setup bếp công nghiệp bạn không được bỏ qua thiết bị này nhé.

Chậu rửa inox công nghiệp

Chậu rửa đóng vai trò quan trọng trong không gian bếp công nghiệp. Song song với các thiết bị nấu và bảo quản thức ăn, chậu rửa giúp không gian bếp tiện nghi hơn. Đồng thời, đây cũng là dụng cụ đắc lực để giúp làm sạch thức ăn của đầu bếp.

Hệ thống chậu rửa inox công nghiệp

Hệ thống thông gió, hút mùi thức ăn

Đây là một trong những thiết bị cần thiết không thể thiếu trong nhà hàng, khách sạn. Qua đó, giúp chất lượng thức ăn và môi trường làm việc không bị ảnh hưởng.

Bên cạnh các thiết bị bếp trên đây, trong quá trình setup bếp công nghiệp còn rất nhiều thiết bị khác. Tùy vào thiết kế của mỗi nhà hàng và đặc điểm món ăn mà lựa chọn các thiết bị cần thiết khác.

Hướng dẫn quy trình setup bếp công nghiệp đạt chuẩn

Xu hướng kinh doanh đang rất phát triển hiện nay là nhà hàng. Tại đây, phục vụ nhu cầu ăn uống, giải trí… Chính vì vậy, khi setup bếp công nghiệp cho nhà hàng cần đảm bảo sự tiện lợi, chuyên nghiệp. Quy trình setup cụ thể như dưới đây:

Bố trí khu chứa thực phẩm

Cần bố trí nơi chứa thực phẩm tươi sạch hợp lý bằng các loại tủ chuyên đựng rau củ, thịt và tủ lại. Đồng thời, sắp xếp khoa học để việc lấy thực phẩm dễ dàng, khoa học. Tốt nhất, nên lập danh sách các loại thực phẩm có hàng ngày. Như vậy sẽ tiện lợi nhất trong quá trình sử dụng. Ngoài ra, để kịp bổ sung những thực phẩm cần thiết thì nên phân bố người theo dõi thực phẩm hàng ngày.

Bố trí khu chứa thực phẩm hợp lý

Khu vực sơ chế

Đây là khu vực bố trí chậu rửa, dao thớt, các loại máy chế biến thịt, thùng rác… Nên bố trí tất cả các dụng cụ nhà bếp tại đây để quá trình chế biến thuận tiện hơn. Ngoài ra, cần bố trí logic các chậu rửa, vòi nước để quá trình sơ chế nhanh và hiệu quả.

Khu vực chế biến

Khu vực chế biến là nơi quan trọng nhất giúp tạo ra những món ăn ngon cho nhà hàng. Tại đây nên bố trí đầu bếp trưởng và các phụ bếp. Đồng thời, khi setup bếp công nghiệp thì khu vực này nên để rộng hơn cho đầu bếp làm việc thoải mái.

Bố trí các tủ để gia vị gọn gàng, ngăn nắp

Khu vực này cần được thiết kế an toàn, thoáng mát… để không làm ảnh hưởng tới các khu vực khác.

Khu vực trang trí thức ăn

Đây là khu vực thường để 1 cái bàn, thức ăn sau khi chế biến xong sẽ được bày ra đĩa. Đồng thời, sẽ được trang trí tại đây trước khi đưa ra cho thực khách.

Bố trí khu trang trí thức ăn

Tuy nhiên, tùy vào chức năng phục vụ và khuôn viên nhà hàng mà sắp xếp khác nhau. Nhưng mục đích cuối cùng vẫn là lấy được niềm tin từ khách hàng.

Hy vọng với quy trình setup bếp công nghiệp trên đây sẽ cung cấp thêm cho bạn nhiều gợi ý. Từ đó, xây dựng hệ thống bếp cho nhà hàng, khách sạn của mình hiệu quả, an toàn và chuyên nghiệp.

Liên hệ với chúng tôi

Bạn đang xem: Hướng dẫn setup bếp công nghiệp đơn giản, chuyên nghiệp nhất 
Bài trước Bài sau
VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Đăng nhập
Đăng ký
Hotline: 0378427999
x